Hệ thống cân bằng điện tử (ESP): Lịch sử và ứng dụng

Electronic Stability Program là hệ thống cân bằng điện tử được trang bị rất phổ biến trên ô tô hiện nay để ngăn hiện tượng xe bị mất lái, chệch khỏi quỹ đạo mong muốn. Hệ thống này đặc biệt hữu ích không chỉ trên những mẫu xe hiệu suất cao mà còn rất cần thiết khi xe vận hành trong điều kiện có độ bám thấp như đường ướt, cát đất, băng tuyết hay trong những tình huống cần đánh lái gấp để tránh chướng ngại vật.

Trong bài viết này, giới thiệu đến độc giả những thông tin cơ bản và hữu ích nhất về hệ thống cân bằng điện tử trên ô tô.

Giới thiệu chung

Bộ công nghệ cân bằng điện tử (Electronic Stability Control/Program – ESC/ESP) ứng dụng trên hệ thống phanh được hãng xe BMW hợp tác với tập đoàn Bosch của Đức phát triển. Trong hệ thống này sử dụng hai công nghệ an toàn chính là hệ thống kiểm soát lực kéo TCS (Traction Control System) và hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Anti-lock Brake System). Nếu ABS giữ nhiệm vụ kiểm soát độ bám đường của bánh xe khi phanh thì TCS hoạt động theo cơ chế ngược lại, giúp kiếm soát độ bám của các bánh xe khi tăng tốc, ngăn tình trạng trượt bánh khi tăng tốc đột ngột, đặc biệt trong điều kiện đường trơn trượt.

 

ESP là một trong những hệ thống an toàn tiêu chuẩn trên những chiếc xe cao cấp và đang dần trở nên phổ biến đối với hầu hết các mẫu xe trên thị trường. Hoạt động dựa trên sự liên kết và tích hợp giữa các hệ thống như hệ thống phanh chống bó cứng (ABS) hệ thống chống trượt (TCS hay ASR)… giúp chiếc xe chủ động cải thiện tính ổn định trong mọi tình huống và điều kiện chuyển động.

Ngày nay, hệ thống cân bằng điện tử được đánh giá là một trong những công nghệ an toàn tiến bộ nhất và được xem là trang bị bắt buộc đối với tất cả các dòng xe được bán ra ở Châu Âu.

Thành phần cấu tạo và nguyên lý làm việc

Hệ thống cân bằng điện tử ESP hoạt động dựa vào tín hiệu từ bộ các cảm biến như cảm biến tốc độ bánh xe (dùng chung với hệ thống ABS và TCS) để xác định độ trượt của bánh, cảm biến quay vòng, gia tốc, góc lái cũng như áp suất phanh để xác định khi xe có xu hướng lật, mất lái và tiến hành can thiệp. Hiện tượng mất lái có thể xảy ra khi người lái phải xoay vô lăng nhanh để tránh một chướng ngại vật bất ngờ trên đường hoặc bẻ lái quá nhiều/ quá ít khi vào cua khiến xe bị văng đuôi/ văng đầu và rất dễ gây tai nạn.

Việc can thiệp của hệ thống cân bằng điện tử ESP có thể được thực hiện bằng cách phanh từng bánh xe một cách tự động (sử dụng chung các cơ cấu chấp hành của hệ thống chống bó cứng phanh ABS) dựa theo điều kiện thực tế hoặc ngắt moment từ động cơ đến các bánh xe (dựa vào hệ thống kiểm soát lực kéo TCS).

Để có cái nhìn tổng quát và hiểu hơn về các ứng dụng thực tế của ESP, mời độc giả xem video sau:

Cách nhận biết hệ thống ESP

Đây là biểu tượng của hầu hết các hãng xe hiện nay đang áp dụng và bố trí ở bảng đồng hồ hiển thị thông tin lái xe., Khi hệ thống hoạt động và can thiệp vào quá trình vận hành, đèn bên phải sẽ sáng lên hoặc nhấp nháy, lúc này một số trường hợp ta có thể nghe được tiếng rít lốp khi cân bằng điện tử hoạt động. Ngược lại, nếu tắt hệ thống đi thì đèn bên trái sẽ sáng lên, lúc này ta có thể nhận biết được hệ thống đã bị vô hiệu hóa.

Hầu hết những chiếc xe được trang bị hệ thống cân bằng điện tử đều có nút tắt, do đó ta có thể nhận biết một chiếc xe có được trang bị hệ thống ESP hay không bằng cách tìm nút tắt hệ thống này.

Với những thông tin cơ bản trên,  hy vọng đã mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích nhất về về hệ thống cân bằng điện tử ESP/ESC. Qua đó, với những kiến thức có được, bạn sẽ có thêm những tiêu chí đánh giá để lựa chọn cho mình chiếc xe ưng ý nhất.

Đinh Vị GPS Vinhome hưng yên Vinhome ocean park giam sat hanh trinh camera nghị định 10
Camera giám sát ô tô vé xe điện tử