Các tài xế Việt thường mắc các lỗi cơ bản như không chú trọng đến quá trình chăm sóc bảo dưỡng, để xe quá cạn kiệt nhiên liệu, cố rướn ga khi xe lên dốc…
Đối với những lỗi dưới đây thì tài xế nên hạn chế mắc phải để tránh làm hỏng các bộ phận bên trong xe. Những thói quen chăm sóc, bảo dưỡng ô tô đúng cách sẽ duy trì tuổi thọ động cơ và các bộ phận khác của xe, nên nhớ câu “của bền tại người”.
Thói quen lái xe không tốt cũng làm giảm hiệu suất hoạt động, tăng chi phí bảo dưỡng và có nguy cơ gây tai nạn cho bạn. Dưới đây là những lỗi lái xe mà bạn cũng có thể mắc phải.
1. Không bảo dưỡng định kỳ
Một trong những nguyên nhân phổ biến và cơ bản nhất mà các tài xế hay mắc phải là không bảo dưỡng định kỳ. Thói quen dùng xe bao giờ thấy hỏng thì mới đi sửa chính là nguyên nhân dễ làm hỏng xe nhất. Nhiều người nghĩ rằng vì đi xe Đức, xe Nhật rồi nên chẳng mảy may đến bảo dưỡng nhưng đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Bảo dưỡng xe đúng định kỳ duy trì tuổi thọ của xe.
Những thói quen mà rất nhiều tài xế Việt thường mắc phải khi đi bảo dưỡng:
– Quan niệm “cửa hàng nào chả được” hoặc vào nơi kém chất lượng vì có giá rẻ hơn (nơi có đội ngũ nhân viên kỹ năng kém, trang thiết bị thô sơ, chất lượng phụ tùng kém).
– Không ghi chép lịch bảo trì, bộ phận được bảo trì nên quá hạn bảo trì mà không biết.
– Không có kiến thức cơ bản về xe, do vậy mà thay, sửa, làm mới cũng không biết.
Hiện nay, có nhiều chiếc xe ô tô thường bật cảnh báo bảo trì sau 5.000km những mẫu khác có thể 7.000-10.000 km. Việc bảo trì này sẽ tùy thuộc vào thời gian, khả năng hoạt động và loại dầu máy mà xe đang sử dụng. Các bác tài nên chú ý, trên mỗi loại dầu sẽ có thời gian bảo dưỡng định kỳ, do vậy nên ghi chép lại để thay dầu đúng thời hạn.
Dù xe có tốt đến đâu nếu không được bổ sung dầu, xăng đủ có thể khiến các bộ phận bên trong nhanh hỏng hóc sớm.
2. Phi xe lên ổ gà, tà-luy, hè phố
Đi qua ổ gà, tà luy, hè phố khiến cho hệ thống treo, lốp, động cơ sớm bị hư hỏng, mài mòn do quá trình va đập vào các bộ phận bên trong xe. Sự va đập sẽ được hấp thụ bởi hệ thống treo, cụ thể, vật đàn hồi (lò xo, nhíp) có thể bị gẫy và bạn khó có thể thấy lái xe êm ái được như trước. Kinh nghiệm lái xe ô tô lâu năm luôn chỉ rõ rằng, việc vượt ổ gà nhiều lần có thể khiến liên kết trong hệ thống treo không còn chắc chắn, bị lỏng, cong vênh hay thậm chí là gãy.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách đỗ xe ô tô ngang dốc an toàn
- Kinh nghiệm thi bằng lái xe: Vượt qua bài thi “Dừng và khởi hành xe ngang dốc”
3. Đi ép ga, ép côn, ép số
Đây là một trong những lỗi thường gặp nhất khi các tài xế không đi đúng số với tốc độ so với quy định của nhà sản xuất, dấu hiệu để biết xe quá tải là động cơ máy rung lên do xe không đủ sức kéo. Do vậy, bạn cần sử dụng số hợp lý để xe luôn vận hành mượt mà, luôn về số thấp khi về số, khi đi chậm hoặc sau khi phanh.
Chuyển số nhẹ nhàng và đơn giản nếu lựa chọn đúng vòng tua máy.
Mẹo cho các bác để chọn đúng vòng tua máy khi vào số là nếu vòng tua máy càng cao thì máy càng gầm lên.
– Nếu xe đang ở số 1-2, bạn nên chọn vòng tua máy 1.400 – 1.800vòng/phút.
– Nếu xe chuyển số cao hơn 2-3 thì để vòng tua máy trong khoảng 1.300 – 1.700vòng/phút.
– Xe sẽ chạy êm dần bắt đầu từ số 3-4-5, do vậy bạn nên giảm vòng tua máy xuống 1.200 – 1.600 vòng/phút.
Chú ý với các tài xế là khi đi xe số cao mà phải phanh lại thì người lái cần về số. Việc giảm vòng tua máy xuống 1000 vòng/ phút sẽ giúp việc kiểm soát xe dễ dàng hơn nhiều. Chỉ nên vào số khi xe đã đủ vận tốc, hạn chế thói quen sang số khi vòng tua chỉ chạm đến vạch đỏ. Việc bắt hộp số phải làm viêc quá tải trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tuổi thọ của xe.
4. Chuyển số khi xe đang ở tốc độ cao
Một số tài xế mới thường thay đổi số ở tốc độ cao đột ngột, điều này khiến trục trước chịu 1 lực bẻ rất mạnh. Cực kì ảnh hưởng tới trục và cơ cấu lái mà bạn không thể nhìn thấy ngay được.
theo oto.com. vn