Trong công nghiệp xe hơi, việc thiết kế cách bố trí động cơ, hộp số, hệ thống truyền động… được các hãng xe nghiên cứu khá kỹ càng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, độ phức tạp, phân bổ trọng lượng hay mục đích sử dụng của chiếc xe. Bài viết này sẽ đề cập đến ưu điểm và nhược điểm của các cách bố trí động cơ trên ô tô.
Thông thường sẽ có 2 cách bố trí động cơ trên ô tô.
Động cơ ô tô đặt trước ghế lái (Front-engine)
Đây là cách bố trí mà động cơ được đặt phía sau nắp capo và là cách bố trí phổ biến nhất hiện nay.
Ưu điểm:
+Phân bổ trọng lượng xe tối ưu.
+Làm mát động cơ tốt hơn với cùng bộ tản nhiệt phía trước.
+Tăng độ ma sát lên bánh trước.
+Khi động cơ làm việc, nhiệt năng do động cơ toả ra và sự rung của động cơ ít ảnh hưởng đến tài xế và hành khách.
+Tạo điều kiện cho công việc sửa chữa và bảo dưỡng được thuận tiện hơn.
Nhược điểm:
+Hạn chế tầm nhìn của người lái.
+Phải có phương pháp cách nhiệt và cách âm tốt,nhằm hạn chế ảnh hưởng của động cơ đối với tài xế và hành khách.như nóng và tiếng ồn động cơ.
+Trọng tâm của xe bị nâng cao, làm cho độ ổn định của xe giảm.
Động cơ ô tô đặt sau ghế lái
Động cơ “đặt sau” được hiểu là loại động cơ ô tô được đặt phía sau ghế lái. Gần như chúng chỉ xuất hiện trên những dòng siêu xe thể thao khác với những dòng xe phổ thông thường đặt động cơ trước đầu xe. Cụ thể hơn, động cơ đặt sau ghế lái còn chia làm hai loại khác là:
- Động cơ đặt phía sau xe (Rear-engine): Động cơ đặt sau đúng nghĩa sẽ nằm hoàn toàn ở phía sau cầu sau.
- Động cơ đặt giữa (Mid-engine): Động cơ đặt giữa sau ghế lái và trước cầu sau.
Ưu điểm:
+Cắt giảm chi phí, việc đưa động cơ sẽ giúp nhà sản xuất giảm bớt đi các chi tiết truyền động.
+Động cơ đặt sau sẽ rút ngắn khoảng cách từ động cơ truyền xuống cầu, từ đó mà hao hụt từ công suất động cơ truyền xuống công suất tại bánh cũng sẽ giảm đi đáng kể.
+Khi tăng tốc toàn bộ trọng lượng xe sẽ được dồn về phía sau, trọng lượng này giúp xe tối ưu hiệu quả tăng tốc và giúp xe bám đường hơn.
Vì những ưu điểm trên mà cách bố trí này thường được sử dụng trên các xe thể thao hoặc siêu xe,…
Nhược điểm:
+Vấn đề điều khiển động cơ,ly hợp,hộp số…. sẽ phức tạp hơn vì các bộ phận trên nằm xa người lái.
+Khối lượng xe hầu như phân bố về phía đuôi xe, cộng với công suất lớn từ những cỗ máy dung tích lớn V8, V12 nên những dòng xe này thường khó điều khiển hơn xe phổ thông. Nhất là khi tăng tốc nhanh ở đoạn cong hoặc vào cua với tốc độ lớn, bởi khối lượng của động cơ phía sau có thể khiến xe bị “quăng đuôi”.
+Khó bảo dưỡng và sửa chữa.
+Việc làm mát động cơ cũng khó khăn hơn so với động cơ đặt phía trước.
Ngoài ra, chúng ta còn có cách bố trí động cơ đặt dưới sàn xe (Thường được sử dụng cho xe khách)
Ưu điểm:
+Cắt giảm chi phí vì giúp giảm bớt các chi tiết truyền động.
+Tăng không gian khoang hành khách.
Nhược điểm:
+Khoảng sáng gầm máy bị giảm,hạn chế phạm vi hoạt động của xe và khó sửa chữa, chăm sóc động cơ.
Mỗi cách bố trí động cơ luôn có những đặc điểm riêng, sẽ tùy thuộc vào mục đích sử dụng của xe!
nguồn oto-hui. com