THÔNG TIN CHUNG MÃ LỖI P0646 A/C RELAY CONTROL CIRCUIT LOW
1. Mô tả mã lỗi
Rơle điều hòa được điều khiển bởi nguồn cung cấp ECM và cắt nguồn điện cho lốc lạnh điều hòa. ECM kích hoạt hoặc hủy kích hoạt rơ le điều hòa dựa trên tín hiệu đầu vào như tín hiệu công tắc điều hòa và tín hiệu công tắc áp suất điều hòa.
Khi điều khiển Rơle điều hòa, ECM:
- TẮT lốc lạnh điều hòa ở tốc độ tăng tốc nhanh để duy trì công suất đủ để tăng tốc,
- Thực hiện chức năng ở chế độ không tải để đối phó với sự thay đổi của tải động cơ xảy ra khi vận hành lốc lạnh
Mã lỗi P0646 được thiết lập khi ‘0A’ được phát hiện trong mạch điều khiển rơle A/C trong hơn 1 giây. Mã lỗi này xuất hiện là do hở hoặc ngắn mạch chạm mass trong mạch điều khiển rơle A/C hoặc hở bên trong trong bộ phận rơle
2. Nguyên nhân hư hỏng
- Mạch điều khiển Rơ le A/C
- Rơ le A/C
3. Triệu chứng
- Sáng đèn báo lỗi động cơ.
- Hệ thống A/C không hoạt động
- Hệ thống A/C gặp trục trặc
4. Vị trí
Hình 1: Vị trí cầu chì Aircon relay trên xe Kia Bongo
5. Sơ đồ mạch điện
Hình 2: Sơ đồ mạch điều khiển rơ-le li hợp A/C
KIỂM TRA DỮ LIỆU BẰNG MÁY CHẨN ĐOÁN CHUYÊN HÃNG HYUNDAI – KIA GDS
– Bước 1: Kết nối GDS với DLC
– Bước 2: Làm nóng động cơ đến nhiệt độ hoạt động bình thường
– Bước 3: Tắt các thiết bị điện và A/C
– Bước 4: Giám sát thông số “ Điều khiển máy nén A/C” trên máy chẩn đoán
Thông số:
- A/C switch “ON” : A/C RELAY “ON”
- A/C switch “OFF” : A/C RELAY “OFF”
QUY TRÌNH KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ MÃ LỖI P0646 A/C CLUTCH RELAY CONTROL CIRCUIT LOW
1. Kiểm tra cực và giắc kết nối
Hệ thống điện bao gồm rất nhiều bó dây và đầu giắc kết nối, giắc kết nối kém của các chân giắc có thể gây ra nhiều vấn đề và hư hỏng linh kiện khác nhau.
Thực hiện các quy trình kiểm tra như sau:
– Bước 1: Kiểm tra hư hỏng của bó dây và đầu giắc: Kiểm tra các đầu giắc xem điện trở tiếp xúc, ăn mòn và biến dạng.
– Bước 2: Kiểm tra điều kiện kết nối của ECM và đầu giắc: Kiểm tra từng đầu giắc, và điều kiện kết nối giữa giắc kết nối và hệ thống dây điện.
Có vấn đề gì xảy ra không?
Có | Sửa chữa bộ phận bị lỗi và sau đó đi đến bước “ Kiểm tra xe sau sửa chữa” |
Không | Đi tới bước”Kiểm tra mạch nguồn” |
2. Kiểm tra mạch nguồn
a. Kiểm tra điện áp nguồn trong mạch
– Bước 1: Tắt OFF chìa khóa và động cơ
– Bước 2: Ngắt kết nối rơ le A/C
– Bước 3: Đo điện áp giữa mỗi cực của rơ le A/C và mass thân xe.
- Tiêu chuẩn: Điện áp: 11.5V~13.0V
Hình 3: Đo điện áp giữa mỗi cực của rơ le A/C và mass thân xe
- Điện áp đo được có nằm trong thông số chuẩn?
Có | Đi tới bước “4.2 Kiểm tra mạch nguồn IG KEY “ON” |
Không | Sửa chữa cầu chì A/C trong hộp E/R và các mạch điện liên quan và đi tới bước “Kiểm tra xe sau sửa chữa” |
b. Kiểm tra mạch nguồn IG KEY “ON”
– Bước 1: Tắt OFF chìa khóa và động cơ
– Bước 2: Ngắt kết nối rơ le A/C
– Bước 3: Bật ON chìa khóa
– Bước 4: Đo điện áp giữa chân cuộn dây nguồn của rơ le A/C và mass thân xe.
- Tiêu chuẩn: Điện áp: 11.5V~13.0V
Hình 4: Đo điện áp giữa chân cuộn dây nguồn của rơ le A/C và mass thân xe
- Điện áp đo được có nằm trong tiêu chuẩn hay không?
YES | Đi đến bước “ 4.3. Kiểm tra mạch điều khiển” |
NO | Sửa chữa cầu chì INJ trong hộp E/R và các mạch điện liên quan và đi tới bước “Kiểm tra xe sau sửa chữa” |
3. Kiểm tra mạch điều khiển
a. Kiểm tra điện áp của mạch điều khiển
– Bước 1: Tắt OFF chìa khóa và động cơ
– Bước 2: Ngắt kết nối rơ le A/C
– Bước 3: Bật ON chìa khóa
– Bước 4: Đo điện áp giữa chân cuộn dây điều khiển của rơ le A/C và mass thân xe.
- Tiêu chuẩn: Điện áp: 3.2V~3.7V
Hình 5: Đo điện áp giữa chân cuộn dây điều khiển của rơ le A/C và mass thân xe
- Điện áp đo được có nằm trong tiêu chuẩn hay không?
YES | Đi đến bước “Kiểm tra bộ phận” |
NO | Khi điện áp không có: Đi tới bước tiếp theo
Khi có điện áp cao: sửa chữa ngắn mạch chạm bình ắc quy và đi tới bước “Kiểm tra xe sau sửa chữa” |
b. Kiểm tra hở mạch điều khiển
– Bước 1: Tắt OFF chìa khóa và động cơ
– Bước 2: Ngắt kết nối rơ le A/C và giắc ECM
– Bước 3: Đo trở chân dây điều khiển của Rơ le A/C và giắc kết nối ECM
- Tiêu chuẩn: Điện trở: dưới 1.0Ω
Hình 6: Đo trở chân dây điều khiển của Rơ le A/C và giắc kết nối ECM
- Điện trở đo được có nằm trong tiêu chuẩn hay không?
YES | Sửa chữa ngắn mạch chạm mass và đi tới bước “Kiểm tra xe sau sửa chữa” |
NO | Sửa chữa hở mạch điều khiển và đi tới bước “Kiểm tra xe sau sửa chữa” |
3. Kiểm tra bộ phận
a. Kiểm tra điện trở của rơ le
– Bước 1: Tắt OFF chìa
– Bước 2: Ngắt kết nối rơ le A/C
– Bước 3: Đo điện trở giữa chân dây nguồn và chân dây điều khiển của rơ le A/C
- Tiêu chuẩn: Điện trở: 85±5 Ω (20℃)
Hình 7: Đo điện trở giữa chân dây nguồn và chân dây điều khiển của rơ le A/C
- Điện trở đo được có nằm trong tiêu chuẩn hay không?
YES | Đi tới bước tiếp theo. |
NO | Thay thế rơ le A/C và đi tới bước “Kiểm tra xe sau sửa chữa” |
b. Kiểm tra hoạt động của rơ le A/C
– Bước 1: Tắt OFF chìa
– Bước 2: Ngắt kết nối rơ le A/C
– Bước 3: Cấp nguồn B+ và nguồn mass vào rơ le A/C(dây chân nguồn và dây chân điều khiển)
– Bước 4: Đo điện trở giữa chân nguồn vào và chân nguồn ra của rơ le A/C
Tiêu chuẩn:
- Khi cấp nguồn: dưới 1.0Ω
- Khi chưa cấp nguồn: ∞ Ω
Hình 8: Đo điện trở giữa chân nguồn vào và chân nguồn ra của rơ le A/C
- Điện trở đo được có nằm trong tiêu chuẩn hay không?
YES | Đi tới bước tiếp theo. |
NO | Thay thế rơ le A/C và đi tới bước “Kiểm tra xe sau sửa chữa” |
*Lưu ý: Lặp lại quy trình này 2-3 lần
4. Kiểm tra sau sửa chữa
– Bước 1: Sau khi sửa chữa, Cần phải xác minh rằng lỗi đã được sửa chữa
– Bước 2: Kết nối GDS và chọn chế độ “ Phân tích DTC”
– Bước 3: Nhấn vào “DTC Status” và xác nhận rằng “ DTC Readiness Flag” hiển thị “ Completed”. Nếu không, lái xe trong điều kiện của dữ liệu đóng băng hoặc đáp ứng các điều kiện.
– Bước 4: Đọc thông số “DTC Status”
- Thông số có hiển thị “ Lỗi lịch sử (không phải hiện tại)” không?
Yes | Hệ thống thực hiện theo đặc điểm kĩ thuật ở thời điểm hiện tại. Xóa DTC |
No | Áp dụng quy trình xử lý sự cố |
KẾT THÚC.