Hệ thống điều hòa không khí (Air Conditioning Compressor) là một trong các hệ thống rất quan trọng và không thế thiếu đối với xe hơi hiện đại ngày nay. Nếu trong những ngày nóng bức, xe không được trang bị hoặc bị hư hỏng hệ thống điều hoà không lạnh sẽ gây khó chịu cho người ngồi trong xe. Nếu khi hoạt động, hệ thống điều hoà không tạo ra hơi lạnh thì xe có thể đã gặp một trong nhiều vấn đề dưới đây.
1. Áp suất lạnh thấp
Môi chất trong hệ thống điều hòa luôn thay đổi trạng thái nén và giãn nở liên tục. Nếu khi lạnh, áp suất môi chất quá thấp hoặc quá cao thì hệ thống sẽ không hoạt động hiệu quả. Áp suất môi chất khi lạnh quá thấp là vấn đề phổ biến nhất. Bởi vì ngay cả hệ thống điều hòa ô tô kín nhất cũng phải bị rò rỉ một chút. Do vòng chữ O và ống cao su sẽ bị hở khi gặp áp suất cao. Theo thời gian, môi chất sẽ bị rò rỉ ra bên ngoài khiến hệ thống điều hòa không còn hoạt động tốt.
2. Vấn đề về dây đai dẫn động
Máy nén điều hòa hầu hết được dẫn động bằng dây đai. Những chiếc xe cũ hơn có thể có một hoặc hai đai truyền động dành riêng cho máy nén, trong khi những chiếc xe mới hơn sử dụng một đai serpentine duy nhất để dẫn động mọi thứ. Nếu dây đai bị mòn, lỏng, ướt hoặc nhờn, máy nén và dây đai có thể bị trượt. Nếu bạn nghe thấy tiếng “ rít rít” khi bật điều hòa thì đây là dấu hiệu cho thấy máy nén và dây đai bị trượt. Một số phương tiện sẽ tự động vô hiệu hóa điều hòa. Nếu phát hiện trượt sẽ ngăn dây đai bị cháy và bảo vệ các bộ phận điều khiển khác, chẳng hạn như bơm trợ lực lái hoặc máy phát điện.
3. Sự cố về điện
Máy nén trong hầu hết các hệ thống điều hòa không khí trên xe đều dựa trên các cảm biến áp suất, sử dụng rơle để đóng và ngắt ly hợp. Nếu cảm biến áp suất không hoạt động đúng, rơle bị cháy hoặc có vấn đề về điện. Khi đó, máy nén sẽ không hoạt động. Trên xe hybrid và xe điện, máy nén được dẫn động bằng động cơ điện cao áp. Nguyên lí hoạt động vẫn tương tự như vậy, dựa trên các cảm biến áp suất ở đường áp thấp và cao của hệ thống.
4. Động cơ quá nóng
Điều này có thể xảy ra trong cả mùa hè và mùa đông, động cơ tạo ra nhiều nhiệt hơn mức mà hệ thống làm mát có thể đáp ứng. Lượng nhiệt này sẽ ảnh hưởng đến giàn nóng của hệ thống và ảnh hưởng đến quá trình làm mát môi chất. Nếu bạn để ý, nếu nhiệt độ động cơ quá cao, hệ thống điều hòa hoạt động sẽ trở nên kém hiệu quả hơn và thậm chí có thể tự động bị vô hiệu hóa.
5. Môi chất có vấn đề
Nếu bạn nhận thấy hệ thống điều hòa không hoạt động liên tục nhưng hoạt động tốt vào những thời điểm khác. Có thể một phần nào đó trong hệ thống xuất hiện hiện tượng đóng băng. Môi chất bị lẫn hơi ẩm trong không khí. Khi nhiệt độ xuống quá thấp, hơi ẩm sẽ ngưng tụ và đóng băng tại van giãn nở hoặc các đường ống. Điều này có thể xảy ra nếu hệ thống bị rò rỉ và hút không khí từ bên ngoài, khiến môi chất bị ô nhiễm.
6. Lỗi ly hợp
Giống như bộ ly hợp trong hộp số sàn, bộ ly hợp có thể bị mòn theo thời gian. Nếu nó bắt đầu trượt, máy nén sẽ không còn được dẫn động. Một số hệ thống A/C trên xe hơi sẽ tự động vô hiệu hóa bộ ly hợp máy nén nếu phát hiện bị trượt. Ngoài ra, do bộ ly hợp điện từ tiếp xúc với nhiệt và rung động cơ, các cuộn dây bên trong có thể bị đứt, tạo ra các mạch ngắn hoặc mạch hở.
7. Lỗi máy nén
Máy nén điều hòa chịu áp suất và nhiệt độ cao. Theo thời gian, nếu nhiệt độ quá mức cho phép, chất bôi trơn hoặc các chi tiết làm việc lâu ngày có thể dẫn đến ma sát, hao mòn và hỏng hóc quá mức. Về mặt logic, nếu máy nén không hoạt động, cả hệ thống điều hòa sẽ bị vô hiệu hóa.