Các dấu hiệu khi thiếu dầu trợ lực lái

Khi mức dầu trợ lực lái xuống mức thấp, xe sẽ xảy ra một số triệu chứng. Nếu bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề xảy ra với hệ thống lái của xe. Kiểm tra mức dầu khi ấy là điều cần thiết nhất. Các dấu hiệu gây nên bởi dầu trợ lực lái rất khó chịu và có thể gây nguy hiểm cho người lái. Vì thế, trước khi chúng ta đến các xưởng sửa chữa, điều đầu tiên ta nên biết cách xác định các dấu hiệu cơ bản gây ra bởi dầu trợ lực lái.

1. Các triệu chứng khi mức dầu trợ lực thấp 

  • Có tiếng ồn phát ra từ hệ thống lái: Nếu tay lái trợ lực tạo ra tiếng ồn, đặc biệt là khi bạn di chuyển chậm. Như trong bãi đỗ xe, hãy kiểm tra mức dầu trong bình chứa dầu trợ lực lái.
  • Vô lăng bị giật hoặc bất chợt rung nhẹ: Đôi khi vô lăng sẽ giật khi bạn cố gắng xoay nó từ hướng này sang hướng khác. Điều này sẽ được chú ý nhất khi đang di chuyển chậm.
Rách màng chụp
  • Khó xoay vô lăng: Khi hệ thống trợ lực lái bị thiếu dầu, chúng hoạt động kém hiệu quả. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy sự khác biệt ở vô lăng, khiến việc xoay vô lăng khó hơn nhiều so với bình thường. Lúc này hãy kiểm tra bơm trợ lực lái và mức dầu. Bơm có thể bị mòn ở cánh bơm hoặc đường ống dầu dẫn tới bơm bị xì.
Chất bẩn được tích tụ lâu ngày, cản trở quá trình hoạt động của hệ thống lái
  • Có tiếng rít lên ở dưới tay lái: Nếu có tiếng rít dưới mui xe của bạn khi bạn xoay vô lăng, bạn có thể cần kiểm tra dầu trợ lực lái. Mức dầu lúc này được cho là quá thấp hoặc có thể bơm hoạt động không hiệu quả. Hoặc nếu nghe có tiếng “e e” thì có thể bạc lái đã bị mòn.
  • Vết bẩn hoặc vết dầu dưới xe: Nếu bạn nhận thấy một vũng nước dưới xe ở vị trí đỗ xe thông thường của bạn, đó có thể là dầu trợ lực lái. Hoặc đây có thể là dầu ở một hệ thống khác. Nhưng trong những trường hợp như vậy, dầu ở phớt thước lái bị chảy giọt có thể là nguyên nhân chính.
Rò rỉ dầu
  • Trả lái chậm: Thước lái dịch chuyển chậm do áp suất giảm và lưu lượng dầu vào ít, hoặc dầu bị lọt sang khoang bên cạnh. Nếu xéc măng ở thước lái không được bịt kín, dầu sẽ tràn qua và gây ra hiện tượng trả lái chậm. Ngoài ra nên xét đến tường hợp các đăng lái, thanh dẫn động lái không được bôi trơn thường xuyên, khiến chúng bị mòn gây nên trả lái chậm. Hoặc do lốp xe bị mòn bởi sự căn chỉnh thước lái không chính xác.

Khi phát hiện những nguyên nhân trên, cách tốt nhất để sửa chữa vấn đề này là đến các garage gần nhất. Không nên tự ý thực hiện vì đây là hệ thống quan trọng của xe. Nếu xảy ra lỗi nhỏ cũng gây nguy hiểm cho người lái.

2. Nguyên lí hoạt động của hệ thống lái

Cấu tạo của hệ thống lái thuỷ lực

Đúng như tên gọi, hệ thống trợ lực lái thủy lực dùng áp suất dầu để hỗ trợ việc đánh lái. Các bộ phận chính của hệ thống bao gồm bơm trợ lực, bình chứa dầu, van phân phối và pít-tông gắn vào thanh răng. Bơm trợ lực nhận công suất từ động cơ qua một dây đai (có thể thấy điều này khi đánh lái, kim đồng hồ vòng tua máy sẽ nhích lên một chút). Do đó, nó tạo ra áp suất dầu cần thiết. Khi đánh vô-lăng, van phân phối đưa áp suất dầu qua đường cấp dầu cao áp vào pít-tông để đẩy thanh răng theo hướng xoay vô-lăng. Sự chênh lệch áp suất giữa hai đầu pít-tông tạo ra lực đẩy, giảm tác động của người lái lên vô-lăng.

3. Quan sát mức dầu trợ lực lái

Chú ý đến mức dầu là điều quan trọng nhất

Dầu trợ lực lái là một chất lỏng thủy lực. Hầu hết các loại dựa trên dầu khoáng, mặc dù một số loại dựa trên nước. Mức dầu trợ lực lái nên được kiểm tra thường xuyên, và hầu hết các chuyên gia khuyên rằng dầu trợ lực lái nên được thay thế khoảng 60.000 km – 70.000km . Trong điều kiện sử dụng bình thường, mức dầu sẽ không giảm đáng kể. Nếu bạn bắt đầu nhận thấy rằng cần bổ sung dầu thường xuyên hơn bình thường. Rò rỉ có thể là nguyên nhân của vấn đề.

Đinh Vị GPS Vinhome hưng yên Vinhome ocean park giam sat hanh trinh camera nghị định 10
Camera giám sát ô tô vé xe điện tử