Có nên ‘thần thánh’ thanh cân bằng trên xe ô tô ?

Thị trường phụ kiện cho xe ô tô ngày càng phát triển bởi lượng người sử dụng ngày càng tăng. Tuy nhiên, nếu các phụ tùng mang tính trang trí hay làm đẹp thì không ảnh hưởng mấy nhưng các nâng cấp tác động đến hệ thống treo hay khung gầm mà cụ thể là thanh cân bằng đang được khá nhiều người truyền tay nhau. Vậy thì thanh cân bằng thực tế có tác dụng là gì ? 

Thanh cân bằng có tên tiếng anh là Strut Bar (gắn trong khoang động cơ, kết nối hai giảm xóc trước) hay Sway/Anti roll bar (thường gắn ở cầu sau). Giá thành của các loại thanh cân bằng trên thị trường hiện nay là không đắt (khoảng 2-3 triệu đồng so với giá trị của một chiếc xe ô tô là 600-700 triệu). Câu hỏi đặt ra là tại sao các hãng xe lại không trang bị chi tiết này ?

Có 2 lí do để đa số các hãng xe không trang bị thanh cân bằng. Đầu tiên là về mặt giá thành, với chi phí khoảng 100 USD cho mỗi xe thì nghe có vẻ không nhiều, nhưng nếu là 1000 hay 10.000 xe thì chi phí sẽ rất cao. Điều thứ hai là thanh cân bằng dù mang đến giác lái chắc chắn hơn khi vào cua nhưng sẽ làm giảm đi sự êm ái và khiến cho xe rung hơn.

Vì vậy, các mẫu xe phổ thông chủ yếu hướng đến sự thoải mái và nhu cầu di chuyển hàng ngày thường không được trang bị thanh cân bằng. Thay vào đó, các mẫu xe hướng đến cảm giác lái như BMW, Porsche hay siêu xe như chiếc Aston Martin DB11 dưới dây sẽ được trang bị sẵn thanh cân bằng từ lúc xuất xưởng.

Thanh cân bằng trên chiếc Aston Martin DB11 là chi tiết thanh kim loại hình tam giác màu đenThanh cân bằng trên chiếc Aston Martin DB11 là chi tiết thanh kim loại hình tam giác màu đen

Thanh cân bằng là một dạng gia cố khung gầm và nó làm việc như thế nào. Ví dụ như khi vào cua, thân xe thường có xu hướng bị nghiêng ra phía bên ngoài góc cua bởi lực ly tâm. Điều này tạo nên sự vặn xoắn khung gầm, làm cho 2 bánh xe (trước/sau) trong cua bị giảm độ bám đường do bởi trọng lượng của xe đã dồn lên 2 bánh (trước/sau) ngoài cua. Trong ảnh dưới bạn có thể thấy bánh xe phía sau trong cua thậm chí bị nhấc hổng lên.

Lúc này, thanh cân bằng sẽ liên kết hai bánh xe trên cùng một cầu (cầu trước/sau) nhằm giảm bớt sự chênh lệch ở bánh xe trong và ngoài cua. Từ đó cân bằng lại độ bám đường của các bánh xe trong và ngoài cua, vì 4 bánh xe đều có độ bám đường vẫn tốt hơn chỉ có 2 bánh bám đường.

Thanh cân bằng làm tăng cảm giác lái mà cụ thể là sự vững chắc của thân xe khi vào cua, từ đó tạo nên cảm giác sai lệch của tài xế về sự bám đường của với chiếc xe của mình. Thanh cân bằng có cải thiện độ bám đường nhưng rất ít và nó không thể biến một chiếc xe phổ thông thành một siêu xe với sự thiết kế đặc trưng từ khung gầm dành cho việc vận hành ở tốc độ cao. Đó chính là mấu chốt phân biệt giữa xe sang ưu tiên cảm giác êm ái dễ chịu và xe thể thao rất xóc nhưng cho sự vận hành ở tốc độ cao tuyệt vời.

Bên cạnh đó, các mẫu xe phổ thông đa phần sử dụng hệ truyền động cầu trước, vốn hay gặp phải hiện tượng thiếu lái (understeer) nhưng trong các chủ xe lại chỉ gắn thanh cân bằng vào cầu trước (dưới nắp capo) mà không trang bị cho cả cầu sau. Việc này làm cho khung xe phía trước cứng hơn, không còn sự mềm mại và làm tăng hiện tượng thiếu lái lên cao. Và hậu quả là chiếc xe khi vào cua ở tốc độ cao rất khó kiểm soát.

Kết luận, thanh cân bằng là một chi tiết nên gắn thêm nhưng các chủ xe cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng nguyên lý hoạt động và “độ” cho đúng cách. Nếu không, việc “độ” còn làm cho chiếc xe tệ hơn và có thể gây hậu quả khó lường.

Đinh Vị GPS Vinhome hưng yên Vinhome ocean park giam sat hanh trinh camera nghị định 10
Camera giám sát ô tô vé xe điện tử