Góc chia sẻ :
Ford Transit 16 chỗ sinh năm 20xx ( không nhớ rõ ) ☺️
Tình trạng bệnh án : báo đèn bánh răng màu vàng , xe chạy yếu , cảm giác lỳ không bốc ( có chạy thử 1 đoạn ngắn nên chỉ nói sơ lược vậy , thiếu sai sót anh em bổ xung thêm )
Cắm máy chuẩn đoán đọc lỗi và mã lỗi như hình .
Tiến hành kiểm tra : tháo cụm điều khiển trước turbo ra kiểm tra thì thấy bị rơ như clip . Tháo mấy cái fe cố định bảng mạch ra thì thấy rõ là cái nhông dài đã bị khuyết nên hành trình đi không được để mở bên turbo . Em thấy như vậy nên em nói vậy , có gì anh em nào nắm rõ hơn thì bổ xung cho em ạ .
Công việc tiếp theo là đặt hàng về và ráp vào + xoá lỗi .
Đèn báo bánh răng mất đi . Xe vận hành tốt hơn
Lưu ý : mua hàng tốt nhé anh em , hàng tào lao có khả năng mất khách .
Cái nhông trong cụm khiển turbo bị khuyết đó em không biêt có thay được hay gia công lại được không , anh em nào đã từng gia công lại rồi thì có thể chia sẻ lại cùng anh em được không ạ . Em xin chân thành cám ơn .
Chúc anh em 1 ngày làm việc tốt lành . Chào thân ái và quyết thắng ☺️
FR:Lục Lâm
Vài thông tin về dòng xe Ford Transit 16 chỗ
Xe du lịch Ford Transit 16 chỗ ngồi — những trang sử của một huyền thoại
Vừa qua, chiếc xe du lịch Ford Transit thứ 7 triệu đã chính thức xuất xưởng đánh dấu một cột mốc quan trọng nữa trong lịch sử phát triển của dòng xe thương mại cỡ nhỏ. Nhân dịp này, chúng ta hãy cùng nhìn lại lịch sử phát triển của dòng xe huyền thoại này.
Năm 1953, khi nhận ra tiềm năng của thị trường xe thương mại hạng nhẹ, Ford Motor Company đã cho ra đời dòng xe du lịch Ford Transit , được phát triển trên cơ sở một chiếc xe tải hạng nhẹ và có thùng kín (xe Van). Đây là dòng xe đầu tiên của Ford khi hãng này sáp nhập vào thị trường Châu Âu, được nghiên cứu và phát triển tại nhà máy đặt tại Koln (Đức). Chiếc xe ngay lập tức tạo nên cơn sốt tại hầu khắp các thị trường, từ Bắc Mỹ đến Châu Âu, và cả các thị trường do Quân đội Mỹ tiếp quản sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, trong đó có Miền Nam Việt Nam. Trải qua chặng đường gần 50 năm qua 8 thế hệ, đã có hơn 7 triệu chiếc Transit được xuất xưởng, bao gồm cả phiên bản xe Van thùng kín và xe mini bus, trở thành chiếc xe thương mại bán chạy nhất thế giới.
Thế hệ thứ nhất (từ 1953–1965): Do được lắp ráp tại nhà máy Ford Koln, nên thế hệ này còn có tên gọi khác là FK1000 (loại xe thương mại hạng nhẹ 1 tấn), hay Ford Taunus Transit. Thiết kế ban đầu được xem là có nhiều nét tương đồng với chiếc xe Microbus huyền thoại của Volkswagen.
Ford Taunus Transit 1964
Thế hệ thứ hai (1965–1978): Thế hệ Ford Transit thứ hai được giới thiệu vào tháng 10 năm 1965 tại Langley cơ sở của Ford ở Berkshire, Anh (một cựu nhà máy sản xuất máy bay chiến tranh thế giới thứ hai mà đã sản xuất cơn bão máy bay chiến đấu Hawker). Chiếc xe còn có tên gọi khác là Ford Thames 400E. Ford Motor đã phát triển trên thế hệ thứ hai này rất nhiều phiên bản khác nhau, bao gồm xe tải trục cơ sở dài và ngắn, xe thùng kín, xe bán tải, xe minibus, xe chở hành khách tại sân bay, xe taxi, cũng như xe đặc chủng của cảnh sát, cứu hỏa, cứu thương. Sử dụng động cơ V4 1.7L và 2.0L cho công suất 43 mã lực.
Ford Transit 1976 phiên bản xe chở thư tại Anh Quốc
Thế hệ thứ ba (1978–1986): Thế hệ thứ ba được sản xuất với 6 phiên bản thương mại chính: xe thùng kín (Van), minibus, xe hoán cải thành bán tải gầm cao và gầm thấp, xe đặc chủng và xe du lịch Crewbus. Tất cả dựa trên chiều dài cơ sở (2.690 mm) và dài chiều dài cơ sở (3000 mm); cùng 5 lựa chọn động cơ: 1.6L OHC xăng, 1.6L OHV xăng (Kent), 2.0L OHC xăng, 2.0L OHC xăng (Kinh tế) và động cơ diesel 2.4L. Với những lựa chọn phong phú như vậy, không ngạc nhiên khi Ford Transit thế hệ thứ ba ngay lập tức trở nên đắt khách, và trở thành mẫu xe thương mại hạng nhẹ phổ biến nhất.
Ford Transit phiên bản Crewbus
Thế hệ thứ tư (VE6& VE64 từ 1986–1994): Nền tảng Transit thế hệ thứ hai xuất hiện trong tháng Giêng năm 1986 với thân xe được thiết kế đơn khối hoàn toàn mới (tức là kính chắn gió và nắp ca-pô là ở cùng một góc độ). Một sự đổi mới tinh tế trong năm 1992 là hệ thống treo trước độc lập hoàn toàn kiểu MacPherson, cùng một chút thay đổi thiết kế đèn pha tròn phía trước. Thế hệ này sử dụng 4 loại động cơ chính, gồm: I4 2.0L, V6 2.9L, V6 3.0L (cho máy xăng), và I4 2.5L máy dầu.
Thế hệ thứ bảy (từ 2006–2013): Động cơ Turbo Diesel tăng áp (TDCi) tương tự như trên Ford Ranger và hộp số 6 cấp được áp dụng trên các phiên bản Transit thế hệ thứ bảy. Điều này giúp Ford Transit nâng cao hiệu suất hoạt động, đồng thời cũng tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện hơn với môi trường.
Thế hệ thứ tám (từ tháng 8/2013): Ford Transit thế hệ thứ tám với những cải tiến mới trong thiết kế cả về ngoại thất và nội thất. Chiếc xe trở nên hiện đại và nổi bật hơn, đồng thời tăng thêm không gian sử dụng. Động cơ TDCi hiệu quả đã được chứng minh trên thế hệ thứ bảy vẫn được tiếp tục áp dụng trên phiên bản Ford Transit hoàn toàn mới này.