Sửa Chữa Mã Lỗi P0219: Engine Overrun

CẨM NANG SỬA CHỮA MÃ LỖI P0219: ENGINE OVERRUN

 

cam-nang-sua-chua-ma-loi-p0219-engine-overrun-obdvietnam

P0219: ENGINE OVERRUN/ ĐỘNG CƠ QUÁ TỐC ĐỘ

THÔNG TIN CHUNG MÃ LỖI P0219: ENGINE OVERRUN

1. Mô tả mã lỗi P0219: Engine Overrun

Nếu tốc độ động cơ hơn 3800 rpm trong 128ms hoặc hơn, ECM sẽ đánh giá đây là một hư hỏng và đặt mã lỗi cho nó. Đèn check sẽ sáng khi tình trạng tiếp tục xảy ra sau hai vòng chạy, đèn check tắt sau 3 vòng chạy khi hệ thống trở lại bình thường. Trong trường hợp tốc độ động cơ hơn 4000rpm, để ngăn chặn hư hỏng do quá tốc độ thì nhiên liệu phun vào chỉ phun một phần để giảm tốc độ động cơ. Nếu tốc độ động cơ thấp hơn 3500rpm thì kim phun sẽ trở lại chế độ phun bình thường. hệ thống động cơ sẽ được bảo vệ như này.

2. Nguyên nhân P0219: Engine Overrun

  • Lỗi cảm biến vị trí trục khuỷu
  • Ngắn mạch hoặc hở mạch đường dây của cảm biến trục khuỷu
  • Lỗi hộp PCM

3. Triệu chứng P0219: Engine Overrun

  • Đèn MIL sáng
  • Đồng hồ tốc độ động cơ hiển thị ngoài giá trị bình thường

 cam-nang-sua-chua-ma-loi-p0219-engine-overrun-obdvietnam1

Hình 1: Vị trí cảm biến vị trí trục khuỷu – Crankshaft Position Sensor 

 

4. Sơ đồ mạch điện cảm biến vị trí trục khuỷu

 

cam-nang-sua-chua-ma-loi-p0219-engine-overrun-obdvietnam2

cam-nang-sua-chua-ma-loi-p0219-engine-overrun-obdvietnam3

Hình 2: Sơ đồ mạch điện cảm biến vị trí trục khuỷu

 

Nhiệt độ

Điện trở giữa chân số 1 và chân số 2

Khe hở

20 (oC)

125 ±17 (Ω)

1.5 ±0.5 (mm)

5. Thông số kỹ thuật cảm biến vị trí trục khuỷu

cam-nang-sua-chua-ma-loi-p0219-engine-overrun-obdvietnam4

Hình 3: Thông số kỹ thuật cảm biến vị trí trục khuỷu, dạng sóng

 

QUY TRÌNH XỬ LÝ MÃ LỖI P0219 ENGINE OVERRUN

1. Kiểm tra dữ liệu bằng máy chẩn đoán

  • Kết nối máy chẩn đoán với giắc chẩn đoán trên xe.
  • Hâm nóng động cơ đến nhiệt độ hoạt động bình thường.
  • Tắt điều hòa và các phụ tải.
  • Theo dõi tốc độ động cơ trên máy chẩn đoán

Tên thông số

Trạng thái

Trạng thái Crank sensor (khi bật chìa khóa)

OFF

Trạng thái Crank sensor (ở tốc độ cầm chừng)

ON

2. Kiểm tra điện áp chân Ne (+) của cảm biến trục khuỷu

– Bước 1: Tháo giắc cảm biến vị trí trục khuỷu ra

– Bước 2: Bật công tắt nhưng không nổ máy

– Bước 3: Đo điện áp giữa chân số 1 của cảm biến vị trí trục khuỷu và mass sườn

Thông số chuẩn: sấp xỉ 2.5V

Điện áp đo được có đúng với thông số chuẩn không?

YES

Đi đến bước 2.3

NO

Đi đến bước tiếp theo, kiểm tra hở mạch dây Ne (+) của cảm biến trục khuỷu.

 3. Kiểm tra hở mạch dây Ne (+) của cảm biến trục khuỷu

– Bước 1: Tắt chìa khóa

– Bước 2: Rút giắc cảm biến trục khuỷu và giắc trên hộp ECM

– Bước 3: Đo điện trở giữa chân số 1 của cảm biến trục khuỷu và chân 29 trên giắc hộp ECM

Thông số chuẩn: thông mạch.

Điện trở đo được có đúng với thông số chuẩn không?

YES

Đi đến bước tiếp theo, kiểm tra ngắn mạch chân Ne (+) của cảm biến trục khuỷu.

NO

Sửa chữa hở mạch sau đó đi đến bước 3.

 4. Kiểm tra ngắn mạch chân Ne (+) của cảm biến trục khuỷu

– Bước 1: Ngắt kết nối của cảm biến trục khuỷu và giắc trên hộp ECM.

– Bước 2: Bật chìa khóa và ngừng động cơ.

– Bước 3: Đo điện áp giữa chân số 1 của cảm biến trục khuỷu và mass sườn.

Thông số tiêu chuẩn: dưới 0 – 0.1V

Điện áp đo được có đúng với tiêu chuẩn không?

YES

Đi đến bước 2.3

NO

Sửa chữa ngắn mạch và đi đến bước 3.

 5. Kiểm tra điện áp chân Ne (-) của cảm biến trục khuỷu

– Bước 1: Rút giắc cảm biến vị trí trục khuỷu ra.

– Bước 2: Bật chìa khóa nhưng không khởi động động cơ.

– Bước 3: Đo điện áp rơi giữa chân số 2 của cảm biến vị trí trục khuỷu và mass sườn.

Thông số chuẩn: sấp xỉ 2.5V

Điện áp đo được có đúng với tiêu chuẩn không?

YES

Đi đến bước 2.4

NO

Đi đến bước tiếp theo, kiểm tra hở mạch dây Ne (-) của cảm biến trục khuỷu.

 6. Kiểm tra hở mạch dây Ne (-) của cảm biến trục khuỷu

– Bước 1: Tắt chìa khóa

– Bước 2: Rút giắc cảm biến vị trí trục khuỷu và giắc trên hộp ECM

– Bước 3: Đo điện trở giữa chân số 2 của cảm biến vị trí trục khuỷu và chân số 9 trên giắc hộp ECM

Thông số chuẩn: thông mạch (dưới 1.0 Ω)

Điện áp đo được có đúng với tiêu chuẩn không?

YES

Đi đến bước tiếp theo, kiểm tra ngắn mạch chân Ne (-) của cảm biến vị trí trục khuỷu.

NO

Sửa chữa dây điện bị hở mạch sau đó đi đến bước 3.

 7. Kiểm tra ngắn mạch dây Ne (-) của cảm biến trục khuỷu

– Bước 1: Rút giắc cảm biến vị trí trục khuỷu và giắc trên hộp ECM

– Bước 2: Đo điện áp giữa chân số 2 của cảm biến vị trí trục khuỷu và mass sườn

Thông số chuẩn: 0 – 0.1 V

Điện áp đo được có đúng với thông số chuẩn không?

YES

Đi đến bước tiếp theo, kiểm tra cảm biến vị trí trục khuỷu.

NO

Sửa chữa ngắn mạch sau đó đi đến bước 3.

 8. Kiểm tra cảm biến vị trí trục khuỷu

– Bước 1: Kiểm tra điện trở của cảm biến

– Bước 2: Tắt chìa khóa

– Bước 3: Rút giắc cảm biến ra

Đo điện trở chân số 1 và 2 của cảm biến

Thông số:

Nhiệt độ (oC)

Điện trở giữa chân số 1 và 2 (Ω)

20

125 ±17

 

Điện trở đo được có đúng với thông số không?

YES

Đi đến bước tiếp theo, kiểm tra dạng sóng của cảm biến.

NO

Thay cảm biến vị trí trục khuỷu sau đó đi đến bước 3.

 

9. Kiểm tra dạng sóng của cảm biến

– Bước 1: Tắt chìa khóa

– Bước 2: Cắm giắc cảm biến vào

– Bước 3: Đưa đầu đo sóng vào chân số 2 của cảm biến

Kiểm tra sóng của cảm biến ở tốc độ không tải không

Sóng hiện thị có bình thường không?

YES

Đi đến bước 3.

NO

Thay cảm biến vị trí trục khuỷu sau đó đi đến bước 3.

10. Xác nhận sửa chữa xe

– Bước 1: Sau khi sửa chữa, cần phải xác minh rằng lỗi đã được sửa chữa

– Bước 2: Kết nối máy chẩn đoán và chọn chế độ “phân tích DTC”

Xem trạng thái mã lỗi, phải lỗi Lịch sử không?

Yes Đã khắc phục xong sự cố. Xóa lỗi
No Thực hiện lại quy trình

 

KẾT THÚC, HOÀN THÀNH QUY TRÌNH XỬ KÝ MÃ LỖI !

Hi vọng với bài P0219: ENGINE OVERRUN/ ĐỘNG CƠ QUÁ TỐC ĐỘ Anh Em sẽ xử lí được mã lỗi này.

Đinh Vị GPS Vinhome hưng yên Vinhome ocean park giam sat hanh trinh camera nghị định 10
Camera giám sát ô tô vé xe điện tử