Thông số nhớt và những kinh nghiệm sử dụng nhớt để xe ô tô bền hơn

Trong các hạng mục chăm sóc và bảo dưỡng ô tô thì thay dầu nhớt theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất là yếu tố sống còn giúp xe bền bỉ và vận hành tốt hơn. Ngoài ra, thông số nhớt cũng là yếu tố giúp chủ nhân chọn được những loại dầu nhớt tốt nhất cho động cơ chiếc xe của mình.

Dầu nhớt là gì? Công dụng của dầu nhớt

Thông số nhớt và những kinh nghiệm sử dụng nhớt để xe ô tô bền hơn a1

Thành phần của dầu nhớt gồm dầu gốc và phụ gia

Theo những chuyên gia có kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng ô tô, dầu nhớt chính là một loại hỗn hợp chất lỏng gồm Dầu gốc (chiếm từ 70-90% thành phần) và 10-30% phụ gia cấu thành.

Trong đó, thành phần của dầu gốc sẽ bao gồm: Dầu khoáng tinh chế từ dầu mỏ và dầu tổng hợp từ các hóa chất, còn phụ gia là những hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ, hay thậm chí là các nguyên tố hóa học bổ sung vào nhằm nâng cao hay mang lại những tính chất mong muốn, có các loại phụ gia như: Phụ gia ma sát, phụ gia chống ăn mòn, chống ô-xi hóa, tán than muội…

Dầu nhớt có công dụng làm mát nhiệt lượng khi động cơ vận hành phát ra, bôi trơn, chống ăn mòn, ô-xi hóa… những chi tiết bên trong động cơ giúp chiếc xe hoạt động ổn định và tránh những tình trạng hỏng hóc bộ phận khác.

Do có nhiều tác dụng trong quá trình vận hành của động cơ nên dầu nhớt là yếu tố không thể thiếu của mỗi chiếc xe và sẽ được thay mới thường xuyên để đảm bảo những chất cấu thành (phụ gia) không bị biến mất làm giảm công năng của dầu nhớt.

Thông số nhớt

Thông số nhớt và những kinh nghiệm sử dụng nhớt để xe ô tô bền hơn a2

Những thông số nhớt cần biết

Trong mỗi loại dầu nhớt ô tô hay xe máy đều có những thông số khác nhau phù hợp với mỗi loại xe, điều kiện và thời gian vận hành. Trong đó, 2 thông số nhớt chính và quan trọng nhất đó chính là Cấp hiệu năng API (cấp chất lượng) và Cấp độ nhớt SAE.

  • Cấp hiệu năng API là thông số dùng để phân loại chất lượng của nhớt sử dụng cho động cơ xăng hoặc dầu Diesel đang được áp dụng hiện nay.

Cụ thể, cấp hiệu năng của nhớt dùng cho động cơ Xăng được ký hiệu như: API SA, SB, SC… SN. Đối với nhớt dùng cho động cơ Dầu Diesel được ký hiệu như: API CA, CB, CC… Các chữ cái càng về sau thì biểu hiện đây là sản phẩm mới nhất.

Theo các chuyên gia, trung bình khoảng 4-5 năm sẽ có một cấp API mới được sản sinh để đáp ứng nhu cầu bôi trơn, làm mát của động cơ mới. Sự phát triển trung bình của cấp hiệu năng API tương tự vòng đời của một dòng sản phẩm ô tô mà mỗi thương hiệu cho ra đời.

Những tiêu chuẩn bảo vệ động cơ của mỗi loại dầu nhớt sẽ khác nhau và ngày càng được nâng cao đến mức giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ cũng như giảm khí thải ra môi trường theo tiêu chuẩn Euro 3, Euro 4 như hiện nay. Các tiêu chuẩn đánh giá được chứng nhận bởi Viện Dầu mỏ Mỹ, những loại dầu nhớt đạt tiêu chuẩn như trên đều phải trải qua quy trình kiểm tra/đánh giá nghiêm ngặt và tốn kém.

  • Cấp độ nhớt SAE là thông số thể hiện độ đặc-loãng (độ nhớt) của dầu nhớt như SAE 30, 40, 50… Theo quy ước, các số sau càng lớn thì chứng tỏ nhớt sử dụng càng đặc, có khả năng bôi trơn càng tốt. Độ nhớt được phân ra thành 2 cấp gồm: Dầu đơn cấp và đa cấp.

Dầu đơn cấp được ký hiệu bằng SAE 40, SAE 50… Theo nghiên cứu, những loại dầu nhớt đơn cấp đảm bảo đạt độ nhớt ở nhiệt độ cao như yêu cầu để bôi trơn động cơ đang hoạt động. Còn khi động cơ chưa hoạt động khiến nhiệt độ xuống thấp thì dầu đơn cấp gây tình trạng đặc hơn bình thường, điều này khó khăn khi khởi động và quá trình lưu thông dầu nhớt đến các bộ phận động cơ.

Dầu đa cấp được ký hiệu như SAE 10W-30, 15W-40 và 20W-50… được sản xuất và phát triển rộng rãi hiện nay bởi nó khắc phục được những nhược điểm của dầu đơn cấp. Ưu điểm của nhớt đa cấp là vừa để bôi trơn động cơ ở nhiệt độ, đồng thời không gây tình trạng đông đặc nếu nhiệt độ xuống thấp nhằm giúp xe dễ khởi động và vận hành.

Với những ưu điểm trên, dầu nhớt đa cấp được khuyến cáo sử dụng ở hầu hết các vùng khí hậu trên thế giới, trong đó có Việt Nam để đảm bảo quá trình bôi trơn, làm mát nhưng không bị đông đặc khi thời tiết lạnh hoặc động cơ chưa vận hành.

Bao nhiêu lâu phải thay dầu nhớt động cơ?

Thông số nhớt và những kinh nghiệm sử dụng nhớt để xe ô tô bền hơn a3

Việc thay dầu nhớt động cơ sẽ phụ thuộc vào số km của xe nhưng chưa hết, vẫn còn nhiều yếu tố khác như loại xe điều kiện vận hành, tuổi thọ của ô tô và loại dầu nhớt thay thế có đúng tiêu chuẩn khuyến cáo của nhà sản xuất hay không.

Thay dầu nhớt theo số km đã đi

Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất ô tô hiện nay, động cơ xe đã được tối ưu và phù hợp với nhiều điều kiện vận hành. Ở 1.000 km đầu tiên là thời gian thay dầu cho ô tô thích hợp nhất, thời điểm này những chi tiết trong động cơ mới vận hành và cần được bảo vệ một cách tối ưu nhất thông qua việc thay dầu nhớt mới sớm hơn bình thường.

Đối với các thương hiệu xe phổ thông ở Việt Nam hiện nay như: Toyota, Honda, Mazda, Kia, Mitsubishi, Ford… Người dùng nên thay dầu đối với mỗi 5.000 km tiếp theo để đảm bảo xe vận hành ổn định. Còn Bentley và Lamborghini lại khuyến cáo thay dầu nhớt sau mỗi 10.000 km vận hành.

Thay dầu nhớt dựa vào tuổi thọ và điều kiện vận hành

Thông số nhớt và những kinh nghiệm sử dụng nhớt để xe ô tô bền hơn a4

Tùy vào tuổi thọ và điều kiện vận hành để thay dầu nhớt phù hợp

Trong 5 năm đầu của mỗi chiếc xe, việc thay dầu nhớt sẽ dựa vào số km đã đi (tức sau mỗi 5.000 km), nhưng việc này sẽ không còn áp dụng giống hệt thời gian đầu bởi trong quá trình vận hành thời gian dài, những chi tiết của xe đều trở nên già cỗi, khả năng hoạt động bị hạn chế rất nhiều.

Ngoài ra, có những xe mặc dù đi ít nhưng thời gian nổ máy chờ dài hoặc thường xuyên đi đường đô thị chậm nên số km đi sẽ ít. Do đó, bạn không thể dập khuôn quy tắc thay dầu sau mỗi 5.000 km mà phải rút ngắn số km để thay dầu, xe càng già càng rút ngắn thời gian này.

Lưu ý: Người dùng nên thay loại dầu nhớt động cơ theo khuyến cáo và tiêu chuẩn của nhà sản xuất, dầu nhớt chính hãng để đảm bảo phù hợp với mỗi xe có đặc tính khác nhau.

Theo TBDNA

Đinh Vị GPS Vinhome hưng yên Vinhome ocean park giam sat hanh trinh camera nghị định 10
Camera giám sát ô tô vé xe điện tử